Thứ hai, ngày 08/08/2022
Tin tức Xã hộiTác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020
Cuộc thi các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 lần thứ Nhất năm 2017 do Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức đã thành công tốt đẹp, tạo hiệu ứng tốt tuyên truyền sâu rộng về việc triển khai chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương, cơ sở để “ Cả nước chung tay vì người nghèo- không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biên giới, Bộ đội Biên phòng không quản khó khăn, vất vả “4 cùng” với dân bản, xây dựng các mô hình sản xuất, cầm tay chỉ việc, giúp đồng bào dân tộc ổn định đời sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người cao tuổi gia tăng, chiếm khoảng 11% dân số. Việc hình thành các câu lạc bộ liên thế hệ tự giúp nhau đang là cách làm hỗ trợ từ cộng đồng giúp người có tuổi cải thiện sinh kế.
Hơn năm năm qua, nông dân xã Phước Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã thực hiện thành công mô hình nuôi dông thương phẩm trên cát. Nhờ đó, nông dân nơi đây tăng thêm thu nhập đáng kể, từng bước vươn lên thoát nghèo. Mô hình đã và đang mở ra hướng phát triển vật nuôi mới đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân tại các vùng nông thôn ở Ninh Thuận.
Trồng rừng ở Bắc Cạn phát triển mạnh, bãi chăn thả gia súc ngày càng thu hẹp, để phát triển chăn nuôi gia súc, nhiều hộ dân vùng cao đã chuyển sang trồng cỏ, nuôi nhốt vỗ béo trâu, bò mang lại thu nhập cao. Nhu cầu phát triển chăn nuôi đã hình thành nhiều chợ trâu, bò, mỗi phiên vài trăm con được giao dịch.
Tăng cường đổi mới về cơ chế, chính sách giảm nghèo để tiến tới giảm nghèo bền vững là một trong giải pháp trọng tâm được đặt ra trong giai đoạn 2016 -2020. Trong đó sẽ dần xóa bỏ chính sách hỗ trợ trực tiếp chuyển sang hỗ trợ gián tiếp. Cụ thể sẽ hỗ trợ giảm nghèo thông qua hoạt động đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng những mô hình giảm nghèo của người dân. Đây được đánh giá hướng đi phù hợp tuy nhiên làm thế nào để triển khai có hiệu quả không đơn giản.
Chỉ được hỗ trợ ban đầu về hướng đi, kỹ thuật và được định hướng về đầu ra cho sản phẩm nhiều người nghèo đã tự mình vươn lên thoát nghèo. Đáng ghi nhận không chỉ bản thân vươn lên thoát nghèo mà không ít người đã trở thành “chủ”, giám đốc tạo công ăn việc làm cho nhiều người nghèo khác.
Chuyện tưởng như đùa nhưng theo ông Ngô Trường Thi, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐTB-XH đây lại là thực tế đang xảy ra ở nhiều địa phương khi đồng bào nhận được quá nhiều sự hỗ trợ. “Cũng là con bò khi tặng cho bà con dân tộc thiểu số, không ít người “miễn cưỡng” nhận vì đã nhận được quá nhiều sự hỗ trợ, trong khi nếu đem con bò ấy tặng cho hộ cận nghèo ở Thái Bình thì người dân hồ hởi đón nhận” – ông Thi kể.
Bộ LĐ-TBXH tri ân Anh hùng Liệt sĩ, người có công tỉnh Quảng Trị
Những cặp lá yêu thương...